Lớp quản lý nhà chung cư tại Hà Nội

March 19, 2013 at 4:05 am | Posted in Home | Leave a comment

 

VIỆN ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ XÂY DỰNG

  1. Add: 23/167 Tây Sơn – Đống Đa – Hà Nội
    Tell: 04.35335212  (gặp Lê Thảo) – Mobile: 0986 669 838
  2. YM: lethao_tuvandaotao
  3. Email: lethao@xaydungedu.com
  4. Website:http//www.xaydungedu.com

Thông báo mở lớp.

Viện nghiên cứu Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ  với sự cộng tác của các Giáo sư, Tiến sĩ và các chuyên gia đầu ngành của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Đại học Xây dựng….Quyết định tổ chức khóa học: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư” với các nội dung sau:

  1. 1.      Đối tượng dự học: Các thành viên Ban giám đốc doanh nghiệp quản lý vận hành nhà chung cư, Tổ trưởng các tổ kỹ thuật, bảo vệ, an toàn phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, Trưởng ca vận hành nhà chung cư; Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu tham gia.

Địa điểm:

+ Lớp học quản lý chung cư tại Hà Nội

–          Khai giảng ngày 15 và 25 hàng tháng

–          Học phí : 2.500.000

                 Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, số 220 Đường Láng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội (cách ngã tư Sở 500m)

Địa điểm:

+ Lớp học quản lý chung cư tại Tp Hồ Chí Minh:

–      Khai giảng vào ngày 15 và 25 hàng tháng

–  Học phí 2.500.000

–      Địa điểm học: Học Viện Hành Chính Quốc gia – Số 10 Đường 3/2, P12, Q10, TP Hồ Chí Minh

+ Lớp học quản lý dự án tại Đà Nẵng:

–      Khai giảng vào ngày 15 và 25 hàng tháng

–      Địa điểm học: Trung tâm Thông tin học liệu Đại học Đà Nẵng, số 91A Nguyễn Thị Minh Khai, Tp Đà Nẵng

– Học phí : 2.500.000

+ Các tỉnh khác: Vui lòng gọi đường dây nóng  0986. 669.838 để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất.

 

 

 

Thủ tục nhập học: Học viên nộp 02 CMND phôtô; 02 bằng tốt nghiệp (ĐH, CĐ, TC) và 02 ảnh 3×4 tại lớp học.

Nội dung khoá họcBao gồm các chuyên đề:

I. Về kiến thức cơ sở

Tổng thời lượng 16 tiết, gồm 02 bài giảng với những nội dung sau:

1. Kiến thức cơ bản về pháp luật đất đai, xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản và pháp luật liên quan (08 tiết);

2. Kiến thức pháp luật về quản lý chất lượng, quản lý vận hành nhà chung cư (08 tiết).

II. Về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư

1. Tổng thời lượng 44 tiết, gồm 05 chuyên đề với những nội dung sau:

a) Chuyên đề 1. Quản lý vận hành, bảo hành, bảo trì nhà và hệ thống cấp điện, cấp và thoát nước trong và ngoài nhà chung cư (08 tiết);

b) Chuyên đề 2. Quản lý vận hành, bảo hành, bảo trì hệ thống thông gió – cấp nhiệt trong nhà chung cư (08 tiết);

c) Chuyên đề 3. Quản lý vận hành, bảo hành, bảo trì thang máy trong nhà chung cư (08 tiết);

d) Chuyên đề 4. Quản lý vận hành, bảo hành, bảo trì hệ thống thiết bị phòng cháy và chữa cháy (PCCC); về an toàn PCCC; về bảo vệ, cứu nạn, cứu hộ và ứng phó với thiên tai trong nhà chung cư (16 tiết);

đ) Chuyên đề 5. Quản lý vệ sinh, môi trường, cảnh quan của nhà chung cư (04 tiết).

 

 

HOT: Hỗ trợ chứng chỉ hành nghề sau khóa học cho các học viên do Sở xây dựng cấp

 

Chất lượng và quản lý chất lượng giai đoạn trước thi công dự án xây dựng công trình

November 3, 2011 at 3:27 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment
Chất lượng và quản lý chất lượng giai đoạn trước thi công dự án xây dựng công trình

Hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng công trình xây dựng đang được đặt ra một cách vô cùng cấp bách. Để giải quyết vấn đề này người ta tập trung nhiều vào khía cạnh giám sát thi công xây dựng công trình. Nhưng thực chất các hoạt động quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công có thể ví như để nhiễm bệnh rồi mới chữa trị nên không thể đem lại hiệu quả cao. Rõ ràng, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chất lượng công trình xây dựng phải được quan tâm ngay từ khi nó mới hình thành trong ý tưởng.

1. Quan niệm hiện đại về chất lượng công trình xây dựng
 
           Thông thường, xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người thụ hưởng sản phẩm xây dựng, chất lượng công trình được đánh giá bởi các đặc tính cơ bản như: công năng, độ tiện dụng; tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cạy; tính thẩm mỹ; an toàn trong khai thác, sử dụng, tính kinh tế; và đảm bảo về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình).
           Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từ góc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cả trong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó với các vấn đề liên quan khác. Một số vấn đề cơ bản trong đó là:
–         Chất lượng công trình xây dựng cần được quan tâm ngay từ trong khi hình thành ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo sát, thiết kế, thi công… đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công trình sau khi đã hết thời hạn phục vụ. Chất lượng công trình xây dựng thể hiện ở chất lượng quy hoạch xây dựng , chất lượng dự án đầu tư xây dựng công tỳinh, chất lượng khảo sát, chất lượng các bản vẽ thiết kế…
–         Chất lượng công trình tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ phận, hạng mục công trình;
–         Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị mà còn ở quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng các công việc của đội ngũ công nhân, kỹ sư lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động xây dựng.
–         Vấn đề an toàn không chỉ là trong khâu khai thác, sử dụng đối với người thụ hưởng công trình mà còn là cả trong giai đoạn thi công xây dựng đối với đội ngũ công nhân, kỹ sư xây dựng;
–         Tính thời gian không chỉ thể hiện ở thời hạn công trình đã xây dựng có thể phục vụ mà còn ở thời hạn phải xây dựng và hoàn thành, đưa công trình vào khai thác, sử dụng;
–         Tính kinh tế không chỉ thể hiện ở số tiền quyết toán công trình chủ đầu tư phải chi trả mà còn thể hiện ở góc độ đảm bảo lợi nhuận cho các nhà thầu thực hiện các hoạt động và dịch vụ xây dựng như lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng…
–         Vấn đề môi trường: cần chú ý không chỉ từ góc độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà cả các tác động theo chiều ngược lại, tức là tác động của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
2. Nội dung hoạt đọng quản lý chất lượng công trình xây dựng theo các giai đoạn của dự án
 
          Quản lý chất lượng công trình xây dựng là nhiệm vụ của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình hình thành nên sản phẩm xây dựng bao gồm: Chủ đầu tư, nhà thầu, các tổ chức và cá nhân có liên quan trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng công trình xây dựng.
           Theo Nghị định 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng, hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng xuyên suốt các giai đoạn từ khảo sát, thiết kế đến thi công và khai thác công trình (hình 1);
         Nếu tạm gác vấn đề quy hoạch sang một bên thì theo hình 1, hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng chủ yếu là công tác giám sát của chủ đầu tư và các chủ thể khác. Có thể gọi chung các công tác giám sát và là giám sát xây dựng. Nội dung công tác giám và tự giám sát của các chủ thể thay đổi tuỳ theo nội dung của hoạt động xây dựng mà nó phục vụ. Có thể tóm tắt về nội dung và chủ thể giám sát theo các giai đoạn của dự án xây dựng là:
–         Trong giai đoạn khảo sát ngoài sự giám sát của chủ đầu tư, nhà thầu khảo sát xây dựng phải có bộ phận chuyên trách tự giám sát công tác khảo sát;
–         Trong giai đoạn thiết kế, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng công trình. Chủ đầu tư nghiệm thu san phẩm thiết kế và chịu trách về các bản vẽ thiết kế giao cho nhà thầu.
–         Trong giai đoạn thi công xây dựng công trình có các hoạt động quản lý chát lượng và tự giám sát của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi công xây dựng công trình và nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình;
–          Trong giai đoạn bảo hành chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình có trách nhiệm kiểm tra tình trạng công trình xây dựng, phát hiện hư hỏng để yêu cầ sửa chữa, thay thế; giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa đó.
          Ngoài ra còn có giám sát cuả nhân dân về chất lượng công trình xây dựng. Có thể thấy rất rõ là quản lý chất lượng rất được coi trọng trong giai đoạn thi công xây dựng công trình, trong khi các hoạt động khảo sát và thiết kế lại có vẻ như chưa được quan tâm một cách thích đáng.
3. Ảnh hưởng của các hoạt động trước thi công đến chất lượng công trình xây dựng
 
           Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến chất lượng công trình xây dựng giảm dần theo thời gian tính từ khi mới thành ý tưởng dự án đến khi công trình xây dựng hoàn thành, được bàn giao vào khai thác, sử dụng (hình 2).
           Muốn có công trình xây dựng có chất lượng tốt thì trước hết thiết kế phải tốt. Muốn có thiết kế đạt chất lượng thì trước hết khảo sát phải đúng. Khảo sát sai sót dẫn đến thiết kế không đúng, nếu phát hiện sai sót kịp thời sẽ phải chỉ sửa thiết kế, thay đổi biện pháp thi công, kéo dài thời gian xây dựng, phát sinh chi phí. Trường hợp không phát hiện kịp thời thì hạu quả sẽ còn lớn hơn, thậm chí có thể dẫn đến các thảm hoạ không thể lường trước.

Có thể dẫn ra đây rất nhiều ví dụ chất lượng công trình không đảm bảo là do khảo sát sai sót hoặc/và thiết kế có vấn đề. Đối với các công trình đó vấn đề thường là bị kéo dài thời gian xây dựng/hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật không đảm bảo và cuối cùng là phát sinh chi phí. Một số trường hợp chi phí phát sinh là tương đối lớn. Thậm chí, theo hình 2, nếu ý tưởng đầu tư sai thì có thể dẫn đến toàn bộ công trình bỏ đi.

         Tóm lại, ý tưởng đầu tư ban đầu, và tiếp theo đó là các bước nghiên cứu đầu tiên như lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây dựng công trình)…cần được chú ý đặc biệt. Sự chú ý đặc biệt đó có thể thể hiện bằng cơ chế khuyến khích, thi tuyển, hoặc/và thảo luận những ý tưởng đầu tư, bằng cách tăng định mức chi phí cho công tác lập dự án…

Một số vướng mắc khi nghiệm thu công trình

October 31, 2011 at 7:06 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

Theo trang web của Bộ xây dựng, có ý kiến hỏi về một số vướng mắc khi nghiệm thu công trình như sau:

1. Việc nghiệm thu vật liệu xây dựng trước khi đưa vào sử dụng trong công trình ở TCXDVN 371-2006 và Nghị định 209/2004/NĐ – CP có quy định khác nhau, việc này thực hiện như thế nào?”.

2. Trong công tác nghiệm thu công việc, thành phần trực tiếp ký nghiệm thu của nhà thầu thi công là người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp, người đó có phải là chỉ huy trưởng công trình tham gia và bắt buộc phải ký tên trong các biên bản nghiệm thu công việc xây dựng hay không? Nếu không thì không cần thiết phải có chức danh chỉ huy trưởng công trường?.

3. Trường hợp Chỉ huy trưởng công trường ủy quyền cho người không đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường (không có bằng cấp chuyên môn) ký toàn bộ biên bản nghiệm thu và chịu trách nghiệm trước mình, công ty, pháp luật về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động là đúng hay sai?.

Sau khi nghiên cứu, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng có ý kiến như sau:

1. Theo quy định tại Điều 21 của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP thì Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình thông qua việc:

– Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm, kết quả kiểm định.

– Thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình trong trường hợp có nghi ngờ về chất lượng.

Nghị định số 209/2004/NĐ-CP không hạn chế việc nghiệm thu vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình như TCXDVN 371-2006 đã quy định. Vì vậy Chủ đầu tư có quyền tổ chức nghiệm thu theo TCXDVN 371-2006 nếu thấy cần. Tuy nhiên việc nghiệm thu này nên được thống nhất ngay từ đầu với các đơn vị tham gia xây dựng công trình.

2. Trong công tác nghiệm thu, Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định 3 bước nghiệm thu là:

– Nghiệm thu công việc xây dựng.

– Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng (gọi tắt là nghiệm thu Bộ phận – giai đoạn).

– Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng (gọi tắt là nghiệm thu Hạng mục – Công trình hoàn thành).

Đối với bước nghiệm thu công việc xây dựng, người ký biên bản nghiệm thu công việc về phía nhà thầu là cán bộ kỹ thuật thi công trực tiếp công việc được nghiệm thu.

Đối với bước nghiệm thu Bộ phận – giai đoạn, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu (có thể là Tổ trưởng tổ quản lý chất lượng, Trưởng phòng kỹ thuật của nhà thầu hoặc Chỉ huy trưởng công trường nếu được phân công phụ trách kỹ thuật).

Đối với bước nghiệm thu Hạng mục – công trình hoàn thành, theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ thì người ký biên bản nghiệm thu này về phía nhà thầu là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu và người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu. Người phụ trách thi công trực tiếp ký ở bước nghiệm thu này là người chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo việc thi công tại hiện trường toàn bộ hạng mục hoặc công trình được nghiệm thu (chỉ huy trưởng công trường).

Theo Điều 64 của Nghị định 16/2005/NĐ-CP thì chức danh Chỉ huy trưởng công trường là một trong những điều kiện bắt buộc phải có để xác định điều kiện năng lực của nhà thầu, để lựa chọn nhà thầu có năng lực phù hợp với phạm vi công việc.

3. Trước tiên phải khẳng định việc ủy quyền trên là vi phạm quy định của pháp luật vì thứ nhất người được ủy quyền không có năng lực phù hợp với công việc được ủy quyền, thứ hai là người được ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm trước người ủy quyền, người ủy quyền phải chịu trách nhiệm trước công ty, trước pháp luật về các công việc mà người được ủy quyền thực hiện.

Nghề tư vấn giám sát!

October 31, 2011 at 7:01 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

Tư vấn giám sát là một nghề khó, nó không đơn thuần là một người kỹ sư giám sát thi công xây dựng công trình mà đòi hỏi anh phải có các kỹ năng như : giao tiếp, thuyết trình, phán đoán, quan hệ tốt với các bên và phải am hiểu luật pháp về xây dựng. Để làm tốt công việc giám sát, người kỹ sư giám sát phải có kiến thức chuyên môn vững vàng, phải có kinh nghiệm dày dặn ngoài hiện trường để có thể ứng phó kịp thời với những tình huống xảy ra luôn bất ngờ và luôn rình rập bạn bất cứ lúc nào.

Người kỹ sư tư vấn giám sát đòi hỏi phải có bản lĩnh, dám ra quyết định và dám chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình.

Kỹ sư tư vấn giám sát, anh là ai ?
Phải là một người tự tin, quyết đoán không khoan nhượng, phải quyết chiến với những cám dỗ của nhà thầu, tính trung thực và chất lượng là ưu tiên hàng đầu

Kỹ sư tư vấn giám sát, anh làm gì ?

Thực hiện nhiệm vụ giám sát 5 yêu cầu sau :

– Giám sát chất lượng

– Giám sát khối lượng, giá thành

– Giám sát an toàn lao động

– Giám sát vệ sinh môi trường

Kỹ sư tư vấn giám sát, anh thực hiện nhiệm vụ thế nào ?

– Tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn, qui phạm, specifycation

– Không có quan hệ lệ thuộc nhà thầu

– Trực tiếp thực hiện giám sát một cách độc lập

– Chấp nhận bồi thường, xử phạt

Kỹ sư tư vấn giám sát, anh chịu trách nhiệm ra sao ?

– Thực hiện đúng hợp đồng tư vấn đã ký

– Không nghiệm thu khối lượng không đạt chất lượng

– Đề xuất ý kiến, phát hiện và cảnh báo vối chủ đầu tư những bất hợp lý

– Không được có bất cứ những hành vi nào làm sai lệch kết quả giám sát

– Từ chối yêu cầu không đúng pháp luật

– Bồi thường thiệt hại do lỗi giám sát.

Một số yêu cầu về năng lực của người cán bộ lập dự toán xây dựng công trình

October 31, 2011 at 6:57 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

Dự toán xây dựng công trình (dự toán) đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập nên kế hoạch tài chính cho một dự án đầu tư xây dựng. Kế hoạch này là nền tảng cho công tác quản lý – kiểm soát mọi chi phí của dự án. Mặc dù việc lập dự toán không tạo ra một cái gì hữu hình cho sản phẩm cuối cùng của một dự án đầu tư xây dựng. Nhưng đó lại là một phần quan trọng không thể thiếu của kế hoạch tổng thể cho phép đạt được những mục tiêu đề ra của dự án. Để có được một bản dự toán hoàn chỉnh và chính xác đáp ứng được yêu cầu của việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng, người lập dự toán có vai trò vô cùng quan trọng. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, công tác lập dự toán (chi phí xây dựng) do các kỹ sư định giá thực hiện. Công trình càng lớn yêu cầu kỹ thuật càng phức tạp, năng lực, phẩm chất và trình độ của người cán bộ lập dự toán càng phải cao. Để trở thành một người lập dự toán giỏi cần thiết phải có những năng lực như sau:
1. Biết đọc bản vẽ: Khi lập dự toán cho một công trình người lập dự toán cần nắm bắt và hiểu rõ bản vẽ thiết kế của công trình đó. Hình dung được công trình qua các giai đoạn thi công. Có kiến thức vững vàng về các loại nguyên vật liệu xây dựng, trình tự và các biện pháp thi công công trình, nắm bắt được các tiền lệ phổ biến trong ngành công nghiệp xây dựng.
2. Sự hiểu biết, những kinh nghiệm và các số liệu thu thập, tích luỹ được thông qua những trải nghiệm trong thực tế thi công xây dựng các công trình có liên quan về những loại nguyên vật liệu cần thiết, năng suất lao động của công nhân và năng suất các loại máy móc, thiết bị, chi phí chung và tất cả các loại chi phí khác. Khả năng dự đoán trước các chi phí có thể phát sinh trong dự án đầu tư xây dựng.
3. Phải nắm bắt được những nguyên tắc xác định của công tác đo bóc tiên lượng. Thông thạo, nắm vững phương pháp chuẩn, thông dụng về lập dự toán, các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn và quy định có liên quan đến công tác lập dự toán.
4. Sự ngăn nắp và có trí nhớ. Khả năng làm việc chính xác, tính cẩn thận trong khi thực hiện các tính toán.
5. Khả năng tập hợp, phân loại và ước lượng số liệu có liên quan trong công tác lập dự toán.
6. Ngày nay các công trình xây dựng thường có quy mô lớn, phức tạp. Kéo theo đó là khối lượng tính toán, xử lý số liệu rất lớn (bóc tách khối lượng, liệt kê danh mục công việc, áp giá, trình bày tài liệu, vẽ hình minh hoạ, trình bày tiến độ…) tất cả những công việc này đòi hòi phải xử lý bằng các phần mềm máy tính (đòi hỏi về thời gian, độ chính xác…). Nên các kiến thức cơ bản về tin học và sự thông thạo các chương trình lập dự toán trong máy tính cũng phải coi là một kiến thức cơ sở của người kỹ sư lập dự toán. (sử dụng thành thạo các chương trình riêng lẻ chưa đủ, mà phải kết hợp được các chương trình, tiện ích khác nhau để giải quyết được vấn đề).
7. Kỹ năng tìm kiếm giá trị thay thế: Khả năng sáng tạo có thể đề xuất phương án từ đó có thể xử lý tốt nhất các chi phí của dự án trong giới hạn của phần ngân quỹ dành cho dự án. Từ những hiểu biết, khả năng và kinh nghiệm của mình về vật liệu, kết cấu, công nghệ thi công xây dựng… người lập dự toán có thể đề xuất được cho chủ đầu tư những phương án đem lại lợi ích cao hơn cho dự án. (Ví dụ: Kỹ sư KTXD đào tạo tại khoa KTXD, trường ĐHXD thường xuyên phải đưa ra ít nhất 2, 3 phương án cho đồ án tổ chức thi công để tính toán, so sánh lựa chọn phương án khả thi mà kinh tế nhất). Ở Mỹ có riêng một chuyên ngành gọi là Value Engineering.
8. Thường với một công trình nhỏ việc lập dự toán có thể giao cho một người. Nhưng với những dự án lớn có thể phải do nhiều người cùng thực hiện công tác lập dự toán. Nên khả năng thích ứng, tính cộng tác với đồng nghiệp trong các điều kiện làm việc (làm việc độc lập hoặc làm việc kết hợp theo nhóm) cũng rất quan trọng.
9. Tại các nước phát triển trên thế giới (Anh, Mỹ, Hồng Kông…) bản dự toán được coi là một kho vàng thông tin. Những tài liệu này được lưu trữ và lấy ra tham khảo triệt để cho các công trình sau – thường gọi là “số liệu lịch sử”. Với việc khai thác triệt để các thông tin trong đó người lập dự toán có thể đề xuất, kiến nghị và kiểm soát được tiến độ công việc (kể cả tiến độ thi công). Chính vì vậy người lập dự toán cũng phải có những kiến thức về tổ chức thi công, lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ ngang (Gantt chart) hoặc sơ đồ mạng (Network diagram). Bởi chính tiến độ và tương ứng là thời gian cũng là tiền bạc, cũng liên quan đến chi phí.
10. Ngoại ngữ (đặc biệt là ngoại ngữ chuyên ngành kinh tế – xây dựng). Trong thời đại kinh tế thị trường thì các dự án đầu tư xây dựng có thể có sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài, nhất là trong khâu thiết kế hay cung cấp thiết bị. Khi các chỉ dẫn kỹ thuật, thuyết minh trong bản vẽ, các báo giá cung cấp vật liệu, thiết bị, hợp đồng thuê tư vấn… được trình bằng tiếng nước ngoài thì việc nắm bắt được ngoại ngữ là rất cần thiết để có thể hiểu rõ phạm vi công việc khi bóc tách khối lượng, liệt kê danh mục công việc và áp giá…

Bên cạnh các yêu cầu trên về năng lực, người kỹ sư lập dự toán còn có thể đóng góp vào việc hoàn thiện một bản dự toán để nâng cao chất lượng của hồ sơ các tài liệu cần thiết bao gồm:
1. Các bản vẽ thiết kế của công trình, bao gồm cả bản vẽ kiến trúc và bản vẽ kết cấu, bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt cắt điển hình và những chi tiết khác có liên quan của công trình. Để người lập dự toán có thể đo bóc các khối lượng chính xác các bản vẽ phải rõ ràng, hoàn chỉnh và đầy đủ các kích thước, có sự phù hợp giữa kích thước thực tế và tỷ lệ thể hiện trong bản vẽ.
2. Các thuyết minh, chỉ dẫn và yêu cầu kỹ thuật trình bày chính xác về đặc tính và chủng loại nguyên vật liệu sẽ được sử dụng.
3. Cơ sở dữ liệu về định mức, đơn giá, chi phí cần thiết để thực hiện các danh mục công việc khác nhau.
4. Các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Những năng lực của người lập dự toán (cán bộ định giá, kỹ sư định giá, kỹ sư quản lý chi phí) cần phải có nêu trên là những yêu cầu chung. Tuỳ theo tính chất phức tạp ở mỗi dự án, loại và cấp công trình, quy mô công trình và tuỳ thuộc dự toán của bước thiết kế mà yêu cầu điều kiện năng lực khác nhau đối với người lập dự toán. Tất nhiên, trong quá trình hành nghề của mình để có thể tồn tại và phát triển theo kịp thời đại người lập dự toán vẫn phải duy trì, liên tục trau dồi và phát huy hơn nữa các phẩm chất như đã nói ở trên.

Thông tin kinh tế xây dựng

Làm Giám sát thi công phải chứng chỉ giám sát

October 31, 2011 at 3:51 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

Để các bạn hiểu rõ hơn về ngành này, xin giới thiệu qua các phần việc cơ bản của một giám sát thi công xây dựng: Nghiệm thu xác nhận khi công trình thi công bảo đảm đúng thiết kế, theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và bảo đảm chất lượng. Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện theo đúng hợp đồng. Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng. Đề xuất với chủ đầu tư xây dựng công trình những bất hợp lý về thiết kế để kịp thời sửa đổi…

Và, trong mỗi công trình, phần việc của người giám sát công trình sẽ nhiều ít khác nhau. Thông thường là người giám sát các hoạt động khảo sát, thi công, tư vấn giám sát. Theo dõi tiến độ triển khai công trình. Điều tra, thu thập số liệu hiện trạng trong công tác đền bù và giải phóng mặt bằng…

Chất lượng của một công trình tùy thuộc vào người GSTC xây dựng công trình. Người giám sát giỏi, có đạo dức thì công trình có chất lượng. Chính vì thế, để trở thành một GSTC công trình không phải là một điều đơn giản.

Nội dung xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình (điều 11 – thông tư 12/2009/TT-BXD)

October 31, 2011 at 3:50 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

Nội dung  xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình (điều 11 – thông tư 12/2009/TT-BXD)

Nội dung được phép hành nghề giám sát thi công xây dựng do Hội đồng tư vấn xem xét theo nguyên tắc nếu cá nhân được đào tạo theo các chuyên nghành tương tự thì nội dung hành nghề được xem xét chủ yếu căn cứ vào kinh nghiệm thực tế hoạt động xây dựng của cá nhân đó, cụ thể đối với từng trường hợp như sau:

+ Những cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành xây dựng (như xây dựng dân dụng và công nghiệp; xây dựng giao thông; xây dựng thủy lợi) nếu đã tham gia thực hiện thiết kế hoặc thi công xây dựng (hoặc trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực đã tham gia giám sát thi công) ít nhất 3 năm trở lên hoặc tham gia thực hiện thiết kế thi công 5 công trình đã được nghiệm thu thuộc loại công trình nào thì được hành nghề giám sát thi công “xây dựng và hoàn thiện” đối với loại công trình đó.

– Ví dụ: Người tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp nhưng đã tham gia thiết kế hoặc thi công các công trình thủy lợi từ 3 năm trở lên hoặc thiết kế, thi công 5 công trình thủy lợi đã được nghiệm thu, thì được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình, lĩnh vực chuyên môn giám sát “Xây dựng và hoàn thiện” loại công trình là công trình thủy lợi.

+ Đối với các lĩnh vực hành nghề giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ” chỉ cấp cho cá nhân thuộc các chuyên ngành (như điện, cơ khí, cấp nhiệt, thông gió, điều hòa không khí, thông tin liên lạc, phòng cháy, chữa cháy….) nếu người đó đã tham gia thiết kế, thi công (hoặc trước khi Luật Xây dựng có hiệu lực đã giám sát thi công) các công việc thuộc các chuyên ngành này từ 3 năm trở lên thì nội dung được phép hành nghề là giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này nếu có nhân đó đã có đủ thời gian và kinh nghiệm theo quy định đối với từng lĩnh vực này.

Những tài liệu nào liên quan khi cần lập hồ sơ dự thầu? (liên quan đến xác định, lập giá gói thầu)

October 31, 2011 at 3:45 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

1 – Định mức 1776, 1777, 1779, 1784… và hệ thống định mức riêng của nhà thầu
2 – Đơn giá xây dựng công trình của địa phương, khảo sát và xác định giá vật liệu, đơn giá nhân công, máy thi công đến hiện trường xây lắp
Tham khảo
Thông tư 05/2007 ngày 25/07/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
Thông tư số 07/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng công trình
Nghị định số 33/2009/NĐ-CP ngày 06/04/2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung thực hiện từ ngày 01/05/2009 là 650.000 đồng/tháng (Các quy định về mức lương tối thiểu qua các thời kỳ)
3 – Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về hệ số lương và cấp bậc lương
4 – Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng (Thay thế 58/2008)
5 – Hệ thống Luật
– Luật Xây dựng số 16/2003/QH11
– Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11
– Luật số 38/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
– Các biểu mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch&Đầu tư

Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng có giá trị gì ? Được cấp cho ai ? Quy định ở đâu ? Nội dung nghiệp vụ gồm những gì ?

October 31, 2011 at 3:43 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

– Theo quy định tại Điều 18 và Điều 36 Nghị định 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư XDCT, từ ngày 01/01/2009 tổ chức, cá nhân phải có chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng mới được hành nghề tư vấn lập và quản lý chi phí. Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng là cơ sở để các cá nhân, tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

– Chứng chỉ kỹ sư định giá được cấp cho: Cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài có đủ điều kiện.

– Ngoài Nghị định 99/2007/NĐ-CP, bạn xem thêm quy định tại Quyết định số 06/2008/QĐ-BXD vàQuyết định số 17/2008/QĐ-BXD của  Bộ  Xây dựng.

– Nội dung nghiệp vụ định giá xây dựng:
1. Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
2. Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình
3. Xác định định mức, đơn giá xây dựng công trình
4. Đo bóc khối lượng công trình
5. Lập, thẩm tra dự toán công trình
6. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng
7. Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng
8. Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng
9. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình
10. Các công việc khác về định giá xây dựng

Trước khi có quy định, bất kỳ ai cũng có thể làm các công việc trên. Từ 01/01/2009 chỉ những người có chứng chỉ kỹ sư định giá mới được chủ trì các công việc đó và được ký vào vị trí chủ trì các hồ sơ đó. Giống như người có chứng chỉ tư vấn giám sát mới được tham gia và ký vào hồ sơ nghiệm thu.

Bạn nên liên hệ Công ty Giá Xây Dựng để tìm hiểu thông tin và đăng ký tham gia lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng chất lượng cao do các chuyên gia của Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng giảng dạy.  Sau khoá học các học viên còn được tư vấn xin cấp chứng chỉ Kỹ sư định giá xây dựng của Sở Xây dựng Hà Nội.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá

October 31, 2011 at 3:40 am | Posted in Trang chủ, Tư vấn | Leave a comment

THỦ TỤC

Cấp chứng chỉ  kỹ sư định giá xây dựng

(Theo hướng dẫn số 6066/SXD-QLKT ngày 22/7/2010 của Sở Xây dựng Hà nội)

Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;

Căn cứ Thông tư số 05/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng;

Sở Xây dựng Hà Nội hướng dẫn nội dung, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng như sau :

1. Đối tượng được cấp chứng chỉ :

Chứng chỉ kỹ s­ư định giá xây dựng cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người Việt Nam định c­ư ở n­ước ngoài, ng­ười n­ước ngoài có đủ điều kiện nêu tại mục (4) của văn bản này.

Cá nhân là công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đáp ứng đủ điều kiện quy định tại điều 20 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ.

2. Nội dung công việc tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình :

Tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm các công việc sau :

2.1. Lập, thẩm tra tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình ;

2.2. Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình ;

2.3. Xác định chỉ tiêu suất vốn đầu tư, định mức, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng;

2.4. Đo bóc khối lượng xây dựng công trình ;

2.5. Lập, thẩm tra dự toán xây dựng công trình ;

2.6. Xác định giá gói thầu, giá hợp đồng trong hoạt động xây dựng ;

2.7. Kiểm soát chi phí xây dựng công trình ;

2.8. Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán hợp đồng ;

2.9. Lập hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình ;

3. Điều kiện được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:

3.1 Kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 :

Người được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 phải có đủ các điều kiện sau:

a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không bị cấm hành nghề theo quyết định của cơ quan có thẩm  quyền, không đang trong tình trạng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù;

b) Có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kinh tế, kinh tế-kỹ thuật, kỹ thuật, cử nhân kinh tế do các tổ chức hợp pháp ở Việt Nam hoặc nước ngoài cấp và đang thực hiện công tác quản lý chi phí ;

c) Có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng theo qui định của Bộ Xây dựng;

d) Có hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo quy định tại mục (5) của văn bản này và đã nộp lệ phí cho cơ quan cấp chứng chỉ theo quy định;

đ) Đã tham gia hoạt động xây dựng ít nhất 5 năm kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp chuyên ngành ; Riêng các trường hợp có bằng tốt nghiệp kinh tế xây dựng chuyên ngành thời gian hoạt động xây dựng ít nhất là 03 năm;

e) Đã tham gia thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại mục 2 của văn bản này.

3.2. Kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 :

Người được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2;

b) Có ít nhất 5 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí kể từ khi được cấp chứng chỉ  kỹ sư định giá xây dựng hạng 2;

c) Đã chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại mục (2) của văn bản này;

d) Đã tham gia khoá đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phí và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng ;

3.3.Trường hợp người đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 khi chưa có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2, nếu tại thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ đã có tối thiểu 10 năm liên tục tham gia hoạt động quản lý chi phí kể từ kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp chuyên ngành và đã chủ trì thực hiện ít nhất 5 công việc nêu tại mục (2) của văn bản này.

4. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:

4.1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng  hạng 2:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu 01 KSDGXD.

– 02 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vũng 6 thỏng tớnh đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ;

– Các bản sao có chứng thực(hoặc bản sao nếu có bản gốc để đối chiếu) : Văn bằng đại học hoặc cao đẳng, giấy chứng nhận đó qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp chứng chỉ (Nếu do nước ngoài cấp phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng). Trong trường hợp địa chỉ thường trú khai trong đơn khác với địa chỉ trên chứng minh thư nhân dân thỡ phụ tụ thờm hộ khẩu để đối chiếu.

– Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trỡnh theo mẫu, cú xỏc nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư (Theo mẫu 03 KSĐG XD).

4.2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 1 trong trường hợp chưa có chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2 :

–  Đơn đề nghị cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu 01 KSDG XD.

– 02 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vũng 6 thỏng tớnh đến ngày đề nghị cấp chứng chỉ;

– Các bản sao có chứng thực (hoặc bản sao nếu có bản gốc để đối chiếu) : Văn bằng đại học hoặc cao đẳng, giấy chứng nhận đó qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ định giá xây dựng, chứng minh nhân nhân dân hoặc hộ chiếu của người đề nghị cấp chứng chỉ (Nếu do nước ngoài cấp phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng). Trong trường hợp địa chỉ thường trú khai trong đơn khác với địa chỉ trên chứng minh thư nhân dân thỡ phụ tụ thờm hộ khẩu để đối chiếu.

– Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trỡnh theo mẫu, cú xỏc nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư (Theo mẫu 03 KSĐG XD).

4.3. Hồ sơ đề nghị nâng hạng chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng :

– Đơn đề nghị nâng hạng kỹ sư định giá xây dựngtheo mẫu 02 KSĐGXD.

– 02 ảnh mầu cỡ 3×4 chụp trong vũng 6 thỏng tớnh đến ngày đề nghị nâng hạng;

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng hạng 2.

– Bản sao cú chứng thực giấy chứng nhận tham gia khóa đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chi phớ và cơ chế chính sách đầu tư xây dựng.

– Bản khai kinh nghiệm công tác chuyên môn liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng cụng trỡnh theo cú xỏc nhận của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý hoặc của chủ đầu tư (Theo mẫu 03 KSĐGXD).

5. Cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng :

5.1.Chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng được cấp lại trong các trường hợp chứng chỉ bị rách, nát hoặc bị mất.

5.2. Điều kiện để được cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng:

– Có đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng theo mẫu 04.KSĐGXD;

– Có chứng chỉ cũ đối với trường hợp bị rách, nát;

5.3. Thủ tục cấp lại chứng chỉ:

– Người xin cấp lại chứng chỉ nộp hồ sơ theo các điều kiện quy định tại mục (5.2) của văn bản này. Cơ quan cấp chứng chỉ xem xét, cấp lại chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng cho các cá nhân đủ thủ tục theo quy định. Thời gian cấp lại trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

b) Nội dung của chứng chỉ mới được ghi đúng như chứng chỉ cũ.

6. Cá nhân được cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng nếu hoạt động tư vấn quản lý chi phí trên địa bàn Hà Nội thì hàng năm phải cung cấp thông tin cho Sở Xây dựng Hà Nội về các hoạt động tư vấn liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Văn bản này có hiệu lực từ ngày 15/07/2010 và thay thế cho văn bản số 898/SXD-QLKT ngày 02/02/2010 về việc hướng dẫn nội dung thủ tục cấp chứng chỉ định giá xây dựng của Sở Xây dựng Hà Nội

SỞ XÂY DỰNG HÀ NỘI

Next Page »

Blog at WordPress.com.
Entries and comments feeds.